Thông báo kết quả xét tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thị xã Ba Đồn, năm 2019Thông báo xét tuyển công chức Chỉ huy trưởng quân sự xã Quảng Thủy, thị xã Ba Đồn năm 2019Công văn chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới trên biển đôngCông điện khẩn về phòng chống cơn bão số 4Quyết định về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã, thị xã Ba Đồn năm 2018Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sảnThông báo thời gian, địa điểm kiểm tra sát hạch xét tuyển viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo thị xã Ba Đồn năm 2018Kế hoạch Tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018Công văn V/v tăng cường thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháoCông văn về việc đôn đốc, rà soát, đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luậtKế hoạch Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trương ương Đảng và Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 28/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạngCông văn v/v khẩn trương chấm dứt hoạt động của một số bến bãi tập kết cát lòng sông tự phát dọc sông GianhChỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018Quyết định về việc phê duyệt Thiết kế Bản vẽ thi công và dự toán xây dựng Công trình Hạ tầng kỹ thuật tạo quỹ đất khu dân cư phía Nam đường Hùng Vương, thị xã Ba Đồn.Quyết định về việc giao Chủ đầu tư dự án Nâng cấp hệ thống đê, kè bảo vệ bờ sông và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu các xã bãi ngang, cồn bãi thuộc thị xã Ba Đồn.Báo cáo danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư trên địa bàn thị xã Ba Đồn giai đoạn 2016 - 2020Quyết định về việc ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử, số đại biểu HĐND thị xã Ba Đồn được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, nhiệm kỳ 2016 - 2021Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị và Luật Tiếp công dân
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
Vui lòng chọn mẫu hiển thị

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

229 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 2095

  • Tổng 2.831.413

  

Vai trò người đứng đầu trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, cơ bản, lâu dài, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 1973/CT-TTg, ngày 07-11-2011, triển khai việc thực hiện đến các bộ, các cơ quan ngang bộ và các địa phương, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người đứng đầu đơn vị.

Ý nghĩa thực tiễn của Chỉ thị số 1973 - CT/TTg

Chỉ thị số 1973-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị số 1973) về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp quan trọng để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị trong cuộc sống. Dưới góc độ chỉ đạo, quản lý nhà nước, Chỉ thị số 1973 phản ánh khá toàn diện nội dung và biện pháp triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay về lĩnh vực này, là yêu cầu bắt buộc với ý nghĩa chấp hành và điều hành đối với tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo lập môi trường và điều kiện bảo đảm thúc đẩy đất nước phát triển và hội nhập, Chỉ thị số 1973 có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Trong cải cách hành chính, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả, bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước. Chỉ thị số 1973 có giá trị pháp lý bắt buộc mọi cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Trong đó, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ của cán bộ, công chức, viên chức mang tính thường xuyên, hằng ngày trong quá trình thực thi công vụ, quan hệ với nhân dân... nhằm hướng tới cán bộ nhà nước phải thực sự là “công bộc” của dân. Mặt khác, Nhà nước và các cơ quan nhà nước có các điều kiện về quyền lực, nguồn lực thực hiện mọi nhiệm vụ. Do vậy, ngoài trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo luật định, Chỉ thị số 1973 còn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, ngành có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đảng triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị với những hình thức và nội dung phù hợp. Với vai trò là trung tâm, người đứng đầu về phương diện nhà nước, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, tổ chức đảng thể hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các nội dung, mục tiêu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở cơ quan, đơn vị, địa phương.

Trên cơ sở tôn trọng, tin cậy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua việc tham gia hoạt động chuyên môn, các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ, chức trách cũng như các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Từ đó, mỗi cá nhân tự khẳng định mình trong công việc, phấn đấu vươn lên trong công tác, tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân trong cuộc sống. Đồng thời, các cấp chính quyền phải có giải pháp huy động mọi nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu, yêu cầu Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, bảo đảm nâng cao hiệu quả mọi hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực tham ô, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, địa phương.

Chỉ thị số 1973, vì thế, có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với công tác điều hành quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, có một tình trạng khá phổ biến là nhiều cấp chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không thấy hết vai trò quan trọng, ý nghĩa của Chỉ thị số 1973 trong công tác quản lý nhà nước, nên bàng quan, thiếu quan tâm trong triển khai thực hiện theo các yêu cầu của Chỉ thị.

Vai trò người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện

Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ hằng ngày, thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức; gắn chặt với việc tổ chức triển khai nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, đẩy lùi tiêu cực, tham ô, tham nhũng; có cơ sở để quy rõ trách nhiệm nêu gương của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, thì việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức nói chung và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nói riêng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong từng cơ quan, đơn vị được coi là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa bảo đảm cho việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ không xa rời thực tiễn, thiết thực, hiệu quả và trở thành mục đích “tự thân”.

Chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Chuẩn mực đạo đức theo tấm gương Bác Hồ có nội dung toàn diện về mọi mặt: lý tưởng, lẽ sống, đạo đức cá nhân, đoàn kết và lòng nhân ái, nguyên tắc tự học và tự rèn luyện suốt đời, ý thức chấp hành pháp luật và bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp được cụ thể hóa trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp cần được cụ thể hóa thành những chuẩn mực phù hợp, vừa cốt lõi, vừa bảo đảm tính toàn diện theo yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nói chung, đồng thời tạo lập con đường riêng để mỗi tập thể cơ quan, đơn vị, địa phương phấn đấu không chỉ hướng tới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chuyên môn mà còn xây dựng tập thể, cộng đồng tiến bộ, văn minh.

Cùng với sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, vai trò của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, xét dưới góc độ quản lý, điều hành, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng xây dựng chuẩn mực đạo đức cũng như quy tắc ứng xử riêng của đơn vị mình. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị được giao của đơn vị, cơ quan, người đứng đầu phải có trách nhiệm triển khai tới các bộ phận, từng cán bộ, công chức với những yêu cầu cụ thể về công việc, về phẩm chất đạo đức. Người đứng đầu có vai trò quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả triển khai thực hiện chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

Trong thực tế, còn khá phổ biến tình trạng các đơn vị xây dựng các chuẩn mực đạo đức chung chung, thiếu cụ thể hoặc thiếu tính toàn diện; không xây dựng được quy tắc ứng xử, vì thế không có cơ sở để các cá nhân trong cơ quan, đơn vị xác định nội dung đăng ký và xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho từng năm, từng giai đoạn nhất định. Từ đó chưa thấy rõ sự chuyển biến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Việc thực hiện chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị cần được cụ thể hóa thông qua các kế hoạch, giải pháp tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ, công chức, viên chức, từng bộ phận chuyên môn trong từng năm gắn với chức năng nhiệm vụ, vị trí làm việc cụ thể của mình. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần chủ động, thậm chí cần giữ vai trò chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chi bộ, tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử, bảo đảm phát huy dân chủ thật sự để mọi thành viên trong cơ quan, đơn vị thấy rõ trách nhiệm, hiểu sâu sắc và cụ thể các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ của cơ quan, đơn vị và bản thân mình, từ đó tự giác đề ra kế hoạch tu dưỡng và rèn luyện đạo đức một cách cụ thể trong từng năm, từng giai đoạn phù hợp.

Thực tế cũng cho thấy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác rất khó trở thành thường xuyên, hằng ngày, nếu chỉ dừng lại ở vai trò lãnh đạo của chi ủy, chi bộ, đảng bộ thông qua sinh hoạt đảng hằng tháng, hằng quý, mà không có sự vào cuộc một cách cụ thể, quyết liệt của thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo tinh thần Chỉ thị số 1973. Khó có thể đạt đến sự “tự giác” hoàn toàn trong một tập thể; khó có sự thường xuyên trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng hằng ngày của cán bộ, công chức, viên chức, nếu cơ quan không có những cơ chế quản lý và tổ chức nhân sự theo dõi một cách hệ thống, chặt chẽ về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Do vậy, với vai trò của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chủ trì, chủ động phối hợp với cấp ủy, tổ chức đoàn thể xây dựng bộ công cụ quản lý và tổ chức nhân sự (kiêm nhiệm) bảo đảm theo dõi thường xuyên, tham mưu cho lãnh đạo đánh giá hằng tháng, từng quý, từng năm một cách toàn diện về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hiện nay, theo quy định, ở các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã thành lập bộ phận giúp việc tinh gọn, nòng cốt là một số cán bộ của ban tuyên giáo giúp lãnh đạo tham mưu cho cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy chỉ đạo thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để bảo đảm triển khai thực thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 1973, mỗi cơ quan, đơn vị cơ sở cần thành lập tổ giúp việc và nên gắn với cá nhân, bộ phận theo dõi công tác thi đua, khen thưởng. Tổ giúp việc này có số lượng, cơ cấu phù hợp, do đại diện chính quyền làm tổ trưởng, có đại diện cấp ủy, đại diện các đoàn thể tham gia. Hoạt động của tổ giúp việc là kiêm nhiệm và theo quy chế do thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành. Việc theo dõi, đánh giá đồng bộ, thường xuyên dưới góc độ quản lý, điều hành đó sẽ tạo thuận lợi và công bằng, dân chủ trong việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các mô hình hay, mới, các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác thi đua sẽ đi vào thực chất, thiết thực, xây dựng cơ quan đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại địa phương”. Đó là yêu cầu rất cụ thể, đòi hỏi sự chấp hành và là nội dung quan trọng để bảo đảm việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đi vào nền nếp.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần gắn với kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện chức trách công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung đã được quy định trong Chỉ thị số 1973 và kiểm tra theo các nội dung, chuẩn mực đạo đức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do chính cấp mình đề ra... Việc kiểm tra có thể được tiến hành thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch với những nội dung, phương pháp cụ thể và cũng có thể được thực hiện đột xuất. Nội dung kiểm tra học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được cụ thể hóa trong kế hoạch điều hành hằng năm của các cơ quan nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm tra chung của cấp ủy cùng cấp theo Quy định số 55- QĐ/TW ngày 10-01-2012, về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Trên thực tế, vấn đề kiểm tra của các cơ quan nhà nước về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo yêu cầu của Chỉ thị 1973 chưa được chú trọng nên trong báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, địa phương và mỗi đơn vị hằng năm chưa đưa ra được sự đánh giá một cách khách quan, cụ thể. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các nội dung, yêu cầu trong Chỉ thị số 1973 chưa được triển khai, hoặc triển khai chưa quyết liệt, chưa cụ thể, đạt hiệu quả thấp.

Để khắc phục hạn chế này, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Chỉ khi nào Chỉ thị số 1973/CT-TTg, ngày 07-11-2011, của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được các cấp, các ngành chấp hành nghiêm túc, triển khai thực hiện đồng bộ thì mới có cơ sở bảo đảm Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị thực sự đi vào cuộc sống.

Theo Tạp chí Cộng sản