Thông báo kết quả xét tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thị xã Ba Đồn, năm 2019Thông báo xét tuyển công chức Chỉ huy trưởng quân sự xã Quảng Thủy, thị xã Ba Đồn năm 2019Công văn chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới trên biển đôngCông điện khẩn về phòng chống cơn bão số 4Quyết định về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã, thị xã Ba Đồn năm 2018Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sảnThông báo thời gian, địa điểm kiểm tra sát hạch xét tuyển viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo thị xã Ba Đồn năm 2018Kế hoạch Tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018Công văn V/v tăng cường thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháoCông văn về việc đôn đốc, rà soát, đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luậtKế hoạch Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trương ương Đảng và Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 28/02/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạngCông văn v/v khẩn trương chấm dứt hoạt động của một số bến bãi tập kết cát lòng sông tự phát dọc sông GianhChỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018Quyết định về việc phê duyệt Thiết kế Bản vẽ thi công và dự toán xây dựng Công trình Hạ tầng kỹ thuật tạo quỹ đất khu dân cư phía Nam đường Hùng Vương, thị xã Ba Đồn.Quyết định về việc giao Chủ đầu tư dự án Nâng cấp hệ thống đê, kè bảo vệ bờ sông và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu các xã bãi ngang, cồn bãi thuộc thị xã Ba Đồn.Báo cáo danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư trên địa bàn thị xã Ba Đồn giai đoạn 2016 - 2020Quyết định về việc ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử, số đại biểu HĐND thị xã Ba Đồn được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, nhiệm kỳ 2016 - 2021Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị và Luật Tiếp công dân
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG
Vui lòng chọn mẫu hiển thị

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

229 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 10364

  • Tổng 2.826.508

  

Công an thị xã Ba Đồn thông báo phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm công nghệ cao.

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Trong thời gian qua, Công an thị xã Ba Đồn đã triển khai quyết liệt các biện pháp tấn công, trấn áp mạnh mẽ các loại tội phạm, góp phần kiềm chế, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân. Qua công tác tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, công tác xác minh, điều tra, đánh giá tình hình, hoạt động của các loại tội phạm trong thời gian gần đây, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn đã ra nhiều thông báo về phương thức thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng một số quần chúng nhân dân, công nhân, viên chức trên địa bàn vẫn thiếu sót, sở hở, mất cảnh giác trong công tác phòng ngừa tội phạm. Để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn thông báo đến các xã, phường, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, trường học một số phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm sử dụng công nghệ cao như sau:

           1. Mạo danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

           Đối tượng sử dụng các dịch vụ VoIP có chức năng giả mạo đầu số, giả mạo số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan thực thi pháp luật như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện nhiều lần thông báo cho bị hại với nội dung bị hại có liên quan đến một vụ trọng án, chuyên án mà cơ quan Công an điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện kiểm sát nhân dân…, yêu cầu phối hợp điều tra, kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó đối tượng dùng những lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chứng thực việc chuyển tiền vào các tài khoản của đối tượng với lý do chứng minh trong sạch hoặc tiền để đảm bảo bị hại không được đi khỏi nơi cư trú. Các đối tượng yêu cầu bị hại không được tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai.
          Đối với thủ đoạn lừa đảo này, người dân nên đề cao cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi điên thoại từ người lạ tự xưng là cán bộ của cơ quan thực thi pháp luật như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, lai lịch, CMND/CCCD, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mã xác thực OTP cho bất kỳ ai. Nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn hoặc liên hệ với Cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
          2. Lừa đảo qua hình thức giả danh người nước ngoài
          Đối tượng tự xưng là người nước ngoài, kết bạn làm quen với bị hại qua mạng xã hội (Facebook, Zalo…) và thường xuyên nói chuyện, trao đổi thông tin. Sau một thời gian quen nhau, đối tượng nói sẽ gửi quà, tiền ủng hộ về Việt Nam cho bị hại với giá trị lớn. Tuy nhiên, sau đó bị hại nhận được cuộc gọi từ người tự nhận là nhân viên sân bay yêu cầu bị hại nếu muốn nhận quà thì phải chuyển khoản để thanh toán các khoản như phí dịch vụ, phí phát sinh trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về để thông quan… Do tin tưởng nên bị hại đã chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp, sau đó các đối tượng này cắt đứt liên lạc, chiếm đoạt tiền.
          Đối với thủ đoạn này, người dân không nên chia sẻ thông tin cá nhân nhiều trên mạng xã hội. Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội. Không chuyển tiền cho bất cứ ai, bất cứ yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
          3. Lợi dụng quy định “phạt nguội” về hành vi vi phạm giao thông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
          Giả danh là cán bộ của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, Phòng CSGT các tỉnh gọi điện thoại (hoặc sử dụng robocall – hệ thống gọi tự động) thông báo cho bị hại đã vi phạm luật giao thông nên bị “phạt nguội”, yêu cầu bị hại cung cấp thông tin cá nhân và làm theo hướng dẫn để đóng phạt. Đối tượng đề nghị người nghe cung cấp số biên lai, số biên bản, nếu chưa nhận được biên bản thì cung cấp tên, tuổi, địa chỉ, số CMND/CCCD, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để Cảnh sát giao thông cung cấp cho số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt… để được xử lý nhanh. Sau đó, chúng yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản của chúng để xác minh, điều tra, xử lý “phạt nguội” thuận lợi. Đồng thời, yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền nhằm chiếm đoạt.
          Đối với thủ đoạn lừa đảo này, người dân không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, số CMND/CCCD, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ mail) hoặc biển số xe, giấy đăng ký xe và các biên bản do cơ quan chức năng lập cho bất kỳ ai.
         4. Chiếm đoạt sim số điện thoại để nhận mã OTP từ các ví điện tử, tài khoản ngân hàng
          Đối tượng giả mạo nhân viên các nhà mạng viễn thông di động, gọi điện đến người dùng với lý do hướng dẫn nâng cấp sim 3G lên sim 4G, chuyển đầu mạng, nhận dung lượng 3G miễn phí… hướng dẫn người dùng thự thao tác nhập cú pháp vào máy nhưng thực chất là thao tác đổi số điện thoại từ thẻ sim này sang thẻ sim khác mà đối tượng đã chuẩn bị trước. Sau khi thực hiện theo cú pháp được hướng dẫn, số sim bị hại sẽ bị mất sóng và không thể thực hiện các cuộc gọi đi/đến. Trong thời gian sim số mất sóng hoặc không liên lạc được là số điện thoại bị hại đã được đổi qua phôi sim trắng của đối tượng chuẩn bị trước đó và chúng đã chiếm quyền sử dụng số điện thoại bị hại để gọi, nhắn, nhận tin nhắn mã OTP từ các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thẻ tín dụng, chiếm tài khoản Email, mạng xã hội.
          Đối với thủ đoạn lừa đảo này, người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ tự xưng là nhân viên nhà mạng viễn thông với các nội dung hỗ trợ phát hành lại sim, nâng cấp sim. Khi sim điện thoại có dấu hiệu bất thường như: mất tín hiệu, bị vô hiệu hóa không rõ nguyên nhân… cần liên hệ ngay với tổng đài để kiểm tra tình trạng của thuê bao và được tư vấn, giải đáp, xử lý kịp thời. Ngoài ra, khi phát hiện các giao dịch ngân hàng phát sinh bất thường, cần liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ. Hạn chế cung cấp thông tin và mua trả góp qua các công ty tài chính trên không gian mạng.
          5. Giả mạo nhân viên ngân hàng, chiếm đoạt tài khoản
          Đối tượng mạo danh cộng tác viên ngân hàng và nhân viên ngân hàng, đăng tải bài viết kêu gọi người mở tài khoản đến đăng ký trực tiếp tại ngân hàng hoặc đăng ký bằng dịch vụ mở thẻ online của các ngân hàng để nhận được tiền thưởng, hướng dẫn bị hại điền số điện thoại của đối tượng vào mục số điện thoại dịch vụ Internet Banking. Sau khi có các tài khoản ngân hàng này, các đối tượng cho thuê, bán, sử dụng cho các hoạt động phạm tội khác (như nhận tiền bị hại trong các vụ lừa đảo), do đó vô tình liên quan đến các vụ việc, vụ án đang xác minh, điều tra và gây khó khăn cho công tác xác minh, đấu tranh làm rõ.
Đối với các thủ đoạn lừa đảo này phải tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân cần lưu ý khi đăng ký mở tài khoản ngân hàng, tất cả thông tin đăng ký đều phải  chính chủ, sử dụng số điện thoại của bản thân, không sử dụng các thông tin mà người khác cung cấp. Chỉ mở tài khoản ngân hàng khi thực sự có nhu cầu sử dụng, không cho người khác mượn CMND/CCCD/Hộ chiếu để mở tài khoản ngân hàng.
          6. Lừa đảo qua phương thức kinh doanh “tiền ảo” (tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số…); đưa ra các khoản lợi nhuận, hoa hồng, trả thưởng, lãi suất lớn làm “mồi nhử” để dụ dỗ, lôi kéo số lượng rất lớn người dân đầu tư vào các dự án “ảo” như “ấp trứng”, “nuôi heo đất”, “nuôi bò online”, các sàn vàng, sàn chứng khoán phát sinh quốc tế, ngoại hối “forex”… mà thực chất là hoạt động huy động vốn kiểu đa cấp. Sau một thời gian, các đối tượng đánh sập hệ thống để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho người dân hàng nghìn tỷ đồng. Hoạt động của các tổ chức, công ty kinh doanh, giao dịch “tiền ảo”, huy động đầu tư kiểu đa cấp nêu trên ở nước ta đều không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Do đó việc người dân tham gia kinh doanh “tiền ảo”, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia kinh doanh, đầu tư, huy động vốn đa cấp… là tiếp tay cho hoạt động tội phạm.
         Dự báo trong thời gian tới, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục gia tăng. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm trên, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn đề nghị Chủ tịch UBND các xã, phường; Trưởng Công an các xã, phường; Ban giám hiệu các trường THCS và THPT thuộc thị xã Ba Đồn thông báo tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình thị xã, hệ thống loa phát thanh của địa phương, trường học đến quần chúng nhân dân, học sinh nắm được phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới để tăng cường công tác bảo vệ, nâng cao ý thức cảnh giác. Cán bộ và nhân dân tích cực tham gia phòng trào toàn dân tố giác tội phạm. Khi phát hiện các thông tin, tài liệu về các đối tượng phạm tội thì kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc gọi điện thoại về Trực ban Cơ quan CSĐT Công an thị xã Ba Đồn số: 0232.3.513.388 hoặc số điện thoại của Cảnh sát 113: 0232.3.513.113 để kịp thời điều tra, bắt giữ, xử lý.
Nguồn: Công an thị xã Ba Đồn.
 

Các tin khác